Về pháp luật:

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, các văn bản quy định của Chính phủ, các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, nghiên cứu, thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu quản lý nhà nước theo ngành của Sở, trình UBND thành phố ban hành và chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định đó, nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu lực và hiệu quả trong phạm vi toàn thành phố.

Thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật GTVT trên địa bàn thành phố, đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành GTVT trên các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thuỷ, bến cảng.

Tổ chức công tác sát hạch, cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép bằng thuyền, máy trưởng tàu sông hạng 3, lái tàu và các loại giấy phép khác ... thuộc chức năng của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân cấp của Bộ quản lý chuyên ngành và của Ủy ban nhân dân thành phố.

Phối hợp với các ngành có liên quan trong việc giáo dục, tuyên truyền, thông tin phổ biến các văn bản quy phạm luật có liên quan đến ngành giao thông vận tải.

Về quy hoạch, kế hoạch:

Trình Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch phát triển ngành GTVT thành phố, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước và của thành phố Hồ Chí Minh.

Trình Ủy ban nhân dân thành phố phương hướng, mục tiêu, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành GTVT (kể cả khu vực quận huyện), hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt trong toàn ngành.

Trình Ủy ban nhân dân thành phố các kế hoạch đầu tư XDCB phát triển ngành GTVT trên toàn địa bàn thành phố, trên cơ sở đó đề xuất sự phân công phân cấp cho các đơn vị và địa phương trên địa bàn thành phố tổ chức thực hiện.

Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển do Sở phụ trách trên địa bàn thành phố, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch ngành, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Về quản lý xây dựng các công trình chuyên ngành:

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư, xây dựng công trình giao thông vận tải trên địa bàn thành phố theo đúng pháp luật của nhà nước và hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành.

2.Có ý kiến chuyên ngành về các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải khi cơ quan thẩm định có văn bản đề nghị.

3.Giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện xây dựng các công trình thuộc ngành giao thông vận tải, công tác đấu thầu công trình chuyên ngành theo đúng điều lệ quản lý xây dựng cơ bản của nhà nước.

4.Tổ chức thẩm định, phê duyệt các hồ sơ thiết kế dự toán, hồ sơ đấu thầu các công trình chuyên ngành theo phân cấp, uỷ quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

5.Trình cấp trên phê duyệt các dự án có liên quan đến các công trình thuộc ngành giao thông vận tải thành phố.

Về quản lý chất lượng công trình chuyên ngành:

Sở có nhiệm vụ quản lý ngành theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố về chất lượng các công trình xây dựng theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng :

1.Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành tại thành phố.

2.Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn thiết kế mà doanh nghiệp xây dựng đối với các công trình chuyên ngành thuộc dự án đầu tư nhóm B,C do thành phố phân cấp quản lý. Trực tiếp tổ chức kiểm tra chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành tại địa phương khi cần thiết.

3.Kiến nghị xử lý các vấn đề về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành. Phối hợp với Sở Xây dựng để giải quyết sự cố công trình xây dựng chuyên ngành tại thành phố.

4.Báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi được phân cấp quản lý gởi Sở Xây dựng thành phố theo mẫu quy định để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

Về quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải:

1.Trình Ủy ban nhân dân thành phố các quy chế tổ chức quản lý và khai thác hệ thống công trình chuyên ngành giao thông vận tải tại địa phương.

2.Tổ chức và hướng dẫn các đơn vị quản lý và chủ công trình trong việc duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đèn tín hiệu giao thông của thành phố và các tuyến đường sông.

3.Tổ chức phân luồng giao thông trên địa bàn thành phố và chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị quản lý công trình giao thông. Thiết lập hệ thống biển báo, thông báo, tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố, dựa theo các quy định của nhà nước và Bộ giao thông vận tải.

Thẩm định và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân loại hệ thống giao thông thuộc thành phố quản lý.

Về quản lý vận tải:

1.Trình Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch bến bãi, luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, nội tỉnh, quản lý điểm dừng, đậu, nhà chờ, nhà ga trên địa bàn thành phố.

2.Trình Ủy ban nhân dân thành phố định hướng, quy hoạch, phát triển hệ thống hạ tầng và phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Trình Ủy ban nhân dân thành phố các chính sách, giá cước vận tải hàng hoá, hành khách công cộng.

3.Tổ chức chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng vận tải của địa phương ổn định tuyến vận tải hàng hoá, hành khách đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong phạm vi địa bàn thành phố và liên tỉnh nhằm thiết lập trật tự vận tải trên địa bàn thành phố.

4.Tổng hợp tình hình vận tải, bến bãi trên địa bàn thành phố để đề xuất cho UBND thành phố, bộ chuyên ngành những biện pháp chấn chỉnh, quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ.

5.Tổ chức quản lý hành chính các phương tiện vận tải đường thủy và phương tiện thi công cơ giới, tổ chức đăng ký cấp biển số xe máy thi công.

Tổ chức quản lý các phương tiện vận tải bộ, thủy trên địa bàn thành phố.

6.Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoặc tước quyền khai thác của doanh nghiệp xe buýt, xe liên tỉnh khi có vi phạm trong hoạt động xe buýt, xe liên tỉnh theo quy định hiện hành.

Phê duyệt và ban hành kế hoạch giảng dạy, các giáo trình học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên về hoạt động xe buýt, xe liên tỉnh cho lái xe, nhân viên bán vé xe buýt, xe liên tỉnh.

7.Về quản lý kỹ thuật phương tiện cơ giới giao thông đường bộ:

a)Tổ chức đăng kiểm kỹ thuật, đăng ký và kiểm tra kỹ thuật các phương tiện vận tải (bộ và thuỷ) các phương tiện thi công công trình giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của cục quản lý chuyên ngành cấp phép lưu hành các phương tiện vận tải thuỷ bộ.

b)Thẩm định trình duyệt hoặc xét duyệt thiết kế: sửa đổi, phục hồi và đóng mới các phương tiện vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải hoặc của cục quản lý chuyên ngành.

8.Quản lý đào tạo, tổ chức sát hạch và cấp đổi giấy phép lái xe ôtô, môtô, bằng thuyền, máy trưởng tàu sông các loại theo quy định.

Thu thập, tổng hợp thông tin và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước vào thực tiễn của ngành. Lập kế hoạch và thực hiện các đề tài khoa học kỹ thuật được duyệt trong kế hoạch hàng năm.

Về tổ chức và quản lý công chức viên chức nhà nước:

1.Nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố phương án kiện toàn tổ chức ngành giao thông vận tải phù hợp với tình hình và đặc điểm của từng giai đoạn phát triển.

2.Tổ chức việc thực hiện tiêu chuẩn hoá các chức danh công chức viên chức của ngành theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, Ngành.

3.Quy hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và quản lý đội ngũ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ thuộc ngành; Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức thuộc sở và đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét phê duyệt theo đúng quy định của nhà nước.

4.Phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễm nhiệm, điều động, cách chức các chức vụ công chức viên chức nhà nước của Sở thuộc diện Ủy ban nhân dân thành phố quản lý, thực hiện công tác quản lý cán bộ theo phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố và theo nguyên tắc quản lý cán bộ.

Về quan hệ đối ngoại:

1.Giúp Ủy ban nhân dân thành phố nghiên cứu và đề xuất các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài thuộc ngành giao thông vận tải. Tham gia đàm phán, ký kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án này.

2.Giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài liên quan đến ngành giao thông vận tải. Theo dõi nắm tình hình và tiến độ thực hiện các dự án này.

3.Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc ngành giao thông vận tải khi được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép hoặc uỷ quyền.

Đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở:

1.Phối hợp với Sở Nội vụ thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập, tách nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở.

2.Tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân thành phố dự toán kinh phí hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, cùng với Sở Tài Chánh thành phố duyệt quyết toán cho các đơn vị này.

3.Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, sử dụng kinh phí, tài sản được cấp, biên chế lao động được giao theo đúng mục đích và có hiệu quả.